Văn khấn tại miếu làng
Văn khấn tại miếu làng thường được sử dụng vào khi nào? Và cần đọc sao cho đúng, cho chuẩn xác để tỏ lòng tôn tính với bề trên. Mời bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Trước tiên ta cần tìm hiểu về Đình, Đền, Miếu được dùng để thờ phụng ai?
Từ bao đời nay, Đình Làng đã là nơi gắn bó với tâm hồn của bao người con đất Việt. Đình Làng là nơi chứng kiến bao nhiêu hình ảnh sinh hoạt trong đời sống xã hội của mỗi vùng miền quê Việt
Nam. Nhưng có một điều mãi không thay đổi là những giá trị về tâm linh mà ngôi đình bao đời nay luôn thờ cúng.
1 – Đình
Đình là một dạng công trình kiến trúc cổ truyền thường gắn liền với làng quê con người Việt Nam. Đình là nơi tụ họp, hội hè của người dân cũng là nơi thờ cúng đức thánh Thành Hoàng của một
làng quê hay một vùng miền
Về xuất phát ban đầu, Đình là nơi dừng trạm để nghỉ của các làng mạc Việt Nam. Đến thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông cho đắp các tượng Phật ở các đình quán. Sau đó, vào thời Lê sơ – khoảng
thế kỉ XV, các đình làng bắt đầu là nơi thờ Thành Hoàng làng và là nơi hội họp của dân chúng.
Đình làng xưa kia thường được đặt ở vị trí ngay cổng làng hay khu đất cao nhất trong làng, là trung tâm làng xã, địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Trong tiềm thức văn hóa người Việt Nam, Đình làng gắn liền với
hình ảnh cây đa, giếng nước, là địa điểm sinh hoạt chung và hồn vía của làng xã.
2 – Đền
Đền là một dạng công trình kiến trúc tâm linh được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Ở Việt Nam thì các đền thờ thường được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các vị
anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng lên theo truyền thuyết dân gian (ví dụ như ông Tổ của các làng nghề,…)
Thông thường, Đền và Đình của một ngôi làng cùng dùng để thờ cúng một vị hoặc cả vợ chồng vị thánh bảo hộ của ngôi làng. Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Đền là nơi ở, nơi nghỉ của Đức
Thánh vào ngày thường, còn Đình là nơi đức ngài làm việc, ghi nhận đức tin của người dân trong làng.
3 – Miếu
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền ( Miếu thờ nhỏ ). Miếu thường được đặt ở xa làng xã, là nơi yên tĩnh, thiêng liêng và thờ các vị Thánh
Thần. Khi miếu phối hợp với thờ Phật thì được gọi là Am, ở Nam Bộ còn gọi là Miễu.
XEM THÊM > Các mẫu trang thờ bằng đá tại Nam Bộ
Miếu ( Miễu ) và Đền về kiểu mẫu thì giống nhau, chỉ khác nhau về quy mô lớn nhỏ. Các miếu thờ nhỏ như miếu thổ thần, thủy thần, sơn thần, miếu cô, miếu cậu, miếu thần linh,…
Như ở trên chúng ta đã tìm hiểu về Đình – Đền – Miếu là dùng để thờ phụng ai thì bên dưới đây chúng ta nên tìm hiểu thêm về việc sắm lễ cúng bái tại Đình, Đền, Miếu thì cần chuẩn bị những gì?
Ngày nay, theo nếp xưa của người Việt Nam ở khắp mọi miền làng quê đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ
lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu cùng với sự lưu truyền lịch sử Linh – Diệu của các thánh thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình
cảm yêu nước.
Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo mà con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản
thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi,…
Việc sắm đồ lễ kĩ càng một phần tỏ tường lòng thành kính của người đi lễ với bậc Thánh Thần. Có như vậy mới mong điều ước sớm tới tai bề trên, được ngài soi xét, phù trợ
– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản…,
– Lễ Mặn: Gồm xôi, gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín.
– Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng)
– Lễ vàng mã: tiền, vàng, nón, hia…
Văn khấn tại miếu làng, Đình, Đền, Miếu
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là …………………………………………………… Tuổi ………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..( âm lịch)
Hương tử con đến nơi ………………………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng
chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm sắm sửa dâng lên lễ bạc hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm, trình cáo
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng,
sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
XEM THÊM > Bài văn khấn miếu thần linh tại gia đình chuẩn nhất
Cách hạ lễ ở Đình, Đền, Miếu khi cúng xong
Sau khi kết thúc bài văn khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.
Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về
Trên đây là ý nghĩa sử dụng của các công trình đình, đền, miếu và bài văn khấn tại miếu làng dùng khi dâng lễ tại những nơi này.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc và người thân mỗi dịp sửa lễ dâng lên đức Thành Hoàng.
Xin cảm ơn!
Hình ảnh các mẫu miếu thờ nhỏ, Am thờ chế tác bằng đá tại Ninh Bình